Chào mừng bạn đến với Công Ty Dược Phẩm Thuận Hóa
time_header Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00
Giỏ hàng
Đặt hàng nhanh 093 266 84 98
CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ 

CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ 

Suy giảm trí nhớ? Có thể bạn chưa biết điều này nhưng, khi đến một độ tuổi nhất định, não bộ chúng ta sẽ mất hàng nghìn tế bào não. Đến khi 50 tuổi thì con số này còn tăng cao hơn thế cùng với đó là sự suy giảm nhận thức và đặc biệt là trí nhớ. Để phần nào khắc phục tình trạng này, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một vài cách cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ.

CÁCH CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ 

1. SUY GIẢM TRÍ NHỚ LÀ GÌ?

Suy giảm trí nhớ là một chứng bệnh của não bộ, dẫn đến ngưng trệ quá trình truyền thông tin và lưu trữ trí nhớ về não bộ. Căn bệnh này còn nhiều tên gọi khác như: chứng suy giảm nhận thức, suy giảm chức năng nhận thức hay hội chứng suy giảm trí nhớ,... . Người bị suy giảm trí nhớ thường gặp khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin, hình thành kí ức mới hay tái hiện lại các sự việc xảy ra trong quá khứ. Tình trạng này làm cho trí nhớ và khả năng tư duy kém dần theo thời gian, thậm chí tăng nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ hoặc bệnh Alzheimer.

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, chứng suy giảm trí nhớ này chỉ xảy ra ở người già. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng này vẫn diễn ra ở người trẻ tuổi với tỉ lệ lên tới 14% ở thanh niên và tới 22% ở độ tuổi trung niên.

Qua vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi phần nhiều bị gây ra cũng bởi các yếu tố như lối sống căng thẳng, phải làm nhiều việc gây áp lực lên não bộ, từ đó tác động không nhỏ lên khởi phát lên tình trạng này.

2. BIỂU HIỆN CỦA TÌNH TRẠNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ.

  • Hay quên mọi thứ, khó ghi nhớ thông tin mới.
  • Giảm khả năng tư duy, khả năng nhìn nhận và đánh giá sự việc.
  • Dễ mất tập trung, dễ lơ đãng trong công việc và học tập.
  • Rối loạn hành vi như diễn đạt vòng vo, quên từ, nhắc đi nhắc lại câu vừa nói.
  • Khó khăn trong việc ghi nhớ địa điểm, vị trí của bản thân, nhận thức thời gian.
  • Tâm lý dễ thay đổi, tính khí thất thường.

BIỂU HIỆN CỦA TÌNH TRẠNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ.

3. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SUY GIẢM TRÍ NHỚ.

Thiếu ngủ là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ thường gặp nhất. Việc thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc có thể gây ảnh hưởng đến quá trình củng cố trí nhớ và lưu trữ thông tin ký ức tại vỏ não. Điều này khiến thông tin bị ngưng trệ dẫn đến mau quên. Ngoài ra, khi thiếu ngủ kéo dài và thường xuyên, bạn dễ cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thay đổi thất thường, đầu óc không tỉnh táo, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ.

Lạm dụng rượu bia có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn, ngay cả khi tác dụng của rượu bia đã hết. Các chuyên gia khuyên rằng, chỉ nên uống 2 ly bia/ngày đối với nam và chỉ 1 ly bia/ngày đối với nữ.

Làm việc quá sức có thể khiến não bộ bị quá tải, thời gian dài còn có thể dẫn tới căng thẳng não bộ hoặc trầm cảm. Người thường xuyên căng thẳng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ những kí ức mới cũng như khơi gợi lại những kí ức cũ. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ . Các chuyên gia khuyên nên chỉ tập trung vào một việc va hoàn thành nó để giảm tải áp lực cho bản thân và não bộ.

Các gốc tự do trong quá trình chuyển hóa được sinh ra trong quá trình chuyển hóa bình thường của cơ thể hàng ngày. Các gốc này tác động lên các mô chứa nhiều lipid, đặc biệt là não. Do đó, ở người trẻ, các hoạt động chuyển hóa mạnh mễ sinh nhiều các gốc tự do và gây hư hỏng tế bào thần kinh, đặc biệt khi tiêu thụ thức ăn nhanh, các chất kích thích khi mất ngủ, stress,.. . Cuối cùng là não bộ bị tổn thương và gây chứng suy giảm trí nhớ.

4. MỘT VÀI CÁCH CẢI THIỆN CHỨNG SUY GIẢM TRÍ NHỚ.

4.1 Hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử

Chúng ta đang ngày càng lệ thuộc vào thiết bị công nghệ. Và sự tiện nghi mà các thiết bị này đem lại đã vô hình chung khiến ta không còn cảm thấy cần thiết khi phải nhớ các tiểu tiết như số điện thoại, tên đường, tên bài hát hoặc một nhà hàng mình yêu thích. Tiếp xúc với thiết bị điện tử làm thay đổi hình dạng não bộ và cách chúng hoạt động. Các nhà nghiên cứu khuyên rằng: “Nên hạn chế tiếp xúc với thiết bị điện tử nhiều nhất có thể, tắt thông báo của điện thoại, máy tính khi không cần thiết và chỉ kiểm tra thông báo 2,3 lần/ngày”.

4.2 Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Khi ngủ, não bộ chúng ta sẽ loại bỏ chất độc tích tụ ra khỏi hệ thần kinh trung ương, giúp não bộ hoạt động tốt hơn khi thức dậy, ngoài ra khi ngủ, não ta còn "dọn dẹp” và xóa đi những thông tin không cần thiết làm rối hệ thần kinh. Do đó, để cơ thể mạnh khỏe, não bộ hoạt động tốt, bạn cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ mỗi đêm. Phải ngủ đủ 7 - 8 tiếng/ ngày, ngủ sâu, thoải mái.

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

4.3 Luyện tập thể thao

Một vài nghiên cứu đã được thực hiện đưa ra kết quả cho thấy rằng là luyện tập thể thao không chỉ giúp cho cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện tâm trạng , lưu thông tuần hoàn máu tốt hơn, cải thiện suy giảm trí nhớ một cách hiệu quả.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn đề xuất là nên chạy bộ, không thì học một điệu nhảy. Từ đó làm cho não bộ quen với nhịp điệu nhanh và thư giãn cùng âm nhạc, giúp giải phóng hormone cảm xúc tốt serotonin, giúp điều tiết tâm trạng.

4.4 Ăn uống khoa học

Tránh ăn thức ăn chứa nhiều đường, làm giảm thể tích của não và làm tiền đề cho các triệu chứng khác của chứng bệnh Alzheimer.

Cùng với việc giảm đồ ăn nhiều đường, viê giảm calo tổng thể cũng có thể giúp bảo vệ tế bào não. Chế độ ăn nhiều calo dẫn đến suy giảm trí nhớ và dẫn đến béo phì. Ngoài ra còn có thể dẫn đến viêm ở một số bộ phận đặc biệt của não.

Mỗi ngày ước tính não cần khoảng 20% lượng calo cơ thể để duy trì sự tập trung. Chính vì vậy, một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh với nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc, protein, cùng những thực phẩm giàu các thành phần có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là hỗ trợ sức khỏe não bộ như axit béo omega-3, vitamin B, kẽm và chất chống oxy hóa, có thể cải thiện sức khỏe của não bộ, tăng cường trí nhớ hiệu quả.

4.5 Tập thiền định

Thiền giúp con người cải thiện được tình trạng suy giảm trí nhớ. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc thiền định giúp cải thiện chức năng của não bộ, làm giảm các dấu hiệu thoái hóa não và cải thiện được trí nhớ trong công việc và trí nhớ dài hạn.

Tập thiền định cải thiện trí nhớ

Các nhà nghiên cứu đã quan sát bộ não của những người thường xuyên thực hành thiền định và những người không thực hành và kết quả chỉ ra rằng thói quen thiền định có thể hình thành những thay đổi lâu dài trong não bộ của con người, giúp tăng độ linh hoạt của não, duy trì sự khỏe mạnh.

4.6 Rèn luyện não bộ

Tương tự như cơ bắp, não bộ cũng cần được rèn luyện thường xuyên để khỏe mạnh. Việc luyện tập trí óc là rất cần thiết đối với chất xám và khi chúng ta thử thách trí óc có thể giúp bộ não phát triển, từ đó mà cải thiện được tình trạng suy giảm trí nhớ.

Trong một nghiên cứu thử nghiệm đã chỉ ra rằng việc thực hiện các hoạt động rèn luyện trí não 15 phút/ ngày trong ít nhất 5 ngày/ tuần đã cải thiện chức năng não bộ. Khi luyện tập giải ô chữ thì trí nhớ công việc, trí nhớ ngắn hạn và kỹ năng giải quyết vấn đề của những người tham gia đều được cải thiện đáng kể.

Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung thực phẩm hỗ trợ trí não từ cao lá bạch quả giúp tăng cường tuần hoàn não, tuần hoàn ngoại vi. Hỗ trợ giảm các triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não: đau đầu,rối loạn tiền đình, chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung. GINKGO BILOBA  thích hợp cho

  • Người thiểu năng tuần hoàn não, người thiểu năng tuần hoàn ngoại vi.
  • Người lao động trí óc, làm các công việc cần sự tập trung, học sinh, sinh viên đang ôn thi.

Đang cập nhật sản phẩm

Facebook Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa Zalo Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa 0972777359