Chào mừng bạn đến với Công Ty Dược Phẩm Thuận Hóa
time_header Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00
Giỏ hàng
Đặt hàng nhanh 093 266 84 98
Chóng mặt là bệnh gì? Choáng váng và chóng mặt có giống nhau không?

Chóng mặt là bệnh gì? Choáng váng và chóng mặt có giống nhau không?

Nhiều người cho rằng, choáng váng và chóng mặt là hai triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, thực tế là chóng mặt khác với choáng váng và là biểu hiện của những bệnh lý khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chóng mặt là gì và hướng dẫn phân biệt choáng váng với chóng mặt.

1. Phân biệt choáng váng và chóng mặt

Trong quá trình thăm khám, nhiều bệnh nhân đồng nhất hai triệu chứng choáng váng và chóng mặt. Vì thế, bác sĩ thường phải đặt thêm câu hỏi, đưa ra những gợi ý cần thiết để có thể xác định tình trạng của người bệnh thực chất là choáng váng hay chóng mặt. Từ đó, xác định được nguyên nhân gây bệnh. 

Nhiều nguyên nhân gây ra choáng váng và chóng mặt

- Chóng mặt là ảo giác. Trong đó, chóng mặt chủ quan là tình trạng người bệnh cảm nhận thấy sự chuyển động, quay tít, người chóng mặt xoay vòng trong không gian. Chóng mặt khách quan là người bệnh cảm nhận thấy không gian đang quay trong vòng quanh bản thân họ. 

Nguyên nhân gây chóng mặt có thể là do rối loạn tiền kinh, tiền đình tủy sống,… Người bệnh có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đau nhức đầu, có cảm giác buồn nôn, rung giật nhãn cầu hay mất thính lực,…

- Choáng váng là khi người bệnh cảm thấy bị mất thăng bằng, người loạng choạng, dễ bị ngã. Nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng thường là do một số bệnh lý như hạ huyết áp, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa hay do một số bệnh lý về tim mạch. Ngoài triệu chứng choáng váng, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như bủn rủn, lảo đảo, lú lẫn,…

2. Chóng mặt là bệnh như thế nào?

Dưới đây, chuyên gia sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về chóng mặt và cách phòng ngừa hiệu quả. 

2.1. Chóng mặt là gì?

Đây là một triệu chứng bệnh khá thường gặp. Để có thể xác định bệnh chính xác, bệnh nhân sẽ phải thực hiện kiểm tra tổng quát, chẳng hạn như về thần kinh hay các vấn đề về tai mũi họng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện thêm một số xét nghiệm trong trường hợp cần thiết theo chỉ định cụ thể của bác sĩ. 

Điều đáng lo ngại là rất nhiều người khi có biểu hiện chóng mặt thường chủ quan, ngại thăm khám và thường tự mua thuốc và điều trị tại nhà. Đến khi bệnh tiến triển, mức độ chóng mặt nghiêm trọng hơn, tần suất nhiều hơn, người bệnh mới chịu đến khám tại bệnh viện. Đây là sai lầm lớn và cần được loại bỏ để tránh dẫn tới những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. 

2.2. Phân loại chóng mặt

- Chóng mặt kiểu xoay vòng: Đây là một dạng chóng mặt phổ biến. Người bệnh sẽ có thể cảm nhận không gian, đồ vật đang quay vòng quanh họ hoặc chính bản thân họ đang quay tròn quanh không gian. Triệu chứng này có thể diễn ra từ từ hoặc cũng có khi xuất hiện đột ngột, gây lo lắng và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh. 

Chóng mặt kiểu xoay vòng

- Chóng mặt kiểu choáng váng: Triệu chứng này được đánh giá là nguy hiểm hơn vì dễ khiến người bệnh bị ngất và thường là do một số bệnh lý nghiêm trọng gây ra. 

- Chóng mặt kiểu mất thăng bằng: Với những trường hợp này, bệnh nhân còn gặp khó khăn ngay cả khi đứng tại chỗ vì bị suy giảm khả năng giữ thăng bằng. 

Một bệnh nhân có thể gặp cả 3 kiểu chóng mặt nói trên và trong những đợt khởi phát triệu chứng bệnh không giống nhau. 

2.3. Nguyên nhân nào gây ra chóng mặt

  • Chóng mặt ngoại biên

+ Do bệnh viêm tai trong: Ống tai là vị trí có nhiều thành phần của hệ tiền đình ngoại vi và giữ chức năng giúp cơ thể giữ thăng bằng. Khi bị một số tác nhân như virus, vi khuẩn dẫn tấn công và gây viêm tai trong, bệnh nhân có thể bị chóng mặt, ù tai, sốt và suy giảm thính lực. 

+ Viêm dây thần kinh sọ não số VIII hay dây tiền đình ốc tai cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổ biến vì đây là dây thần kinh có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể. 

+ Chóng mặt kịch phát lành tính theo tư thế: Nguyên nhân gây chóng mặt ở những trường hợp này là do thay đổi tư thể đột ngột, kèm theo đó là triệu chứng buồn nôn. Cơn chóng mặt này được đánh giá là lành tình và kéo dài khoảng vài giây đến vài phút. 

- Bệnh Meniere: Là nguyên nhân hiếm gặp và có thể gây ra triệu chứng khá nặng nề, thậm chí có thể gây suy giảm thính lực trong thời gian dài. 

Nên đi khám sớm để bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh

  • Chóng mặt trung ương

Đây là các trường hợp chóng mặt do các bất thường về não gây ra. Cụ thể là những bệnh lý dưới đây: 

- Đau đầu Migraine: Có thể gặp ở cả hai giới. Ngoài chóng mặt, bệnh nhân còn xuất hiện một số biểu hiện khác như đau dạng mạch đập hay đau nửa đầu dữ dội.

- U não hay u tiểu não: Đây là căn bệnh có thể gây ra tình trạng rối loạn chức năng của não khiến bệnh nhân gặp khó khăn, bất thường khi di chuyển. 

- U thần kinh thính giác từ tai nối đến não.

- Tai biến mạch máu não: Nguyên nhân này được đánh giá là nguy hiểm nhất và thường xảy ra ở người cao tuổi hoặc người cao huyết áp, trường hợp mắc bệnh rung nhĩ, người thường xuyên hút thuốc lá,…

Dưới đây là một số lưu ý trong sinh hoạt đối với bệnh nhân bị chóng mặt: 

+ Không nên thay đổi tư thế đột ngột, cần thực hiện từ từ để có thể có thời gian thích nghi. 

+ Nếu có biểu hiện chóng mặt, bệnh nhân cần tránh công việc vận hành máy móc để đảm bảo an toàn. 

+ Không nên dùng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác. 

+ Nên có chế độ ăn cân bằng dưỡng chất: Nên ăn nhiều rau xanh và bổ sung khoảng 2 lít nước mỗi ngày. Loại bỏ thói quen ăn ngọt hoặc ăn quá mặn. 

+ Tránh áp lực trong công việc và cuộc sống, hãy giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. 

Khi có biểu hiện choáng váng và chóng mặt, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán bệnh. Việc phát hiện sớm có thể nâng cao hiệu quả điều trị và phòng tránh rủi ro về sức khỏe

Đang cập nhật sản phẩm

Facebook Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa Zalo Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa 0972777359