Chào mừng bạn đến với Công Ty Dược Phẩm Thuận Hóa
time_header Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00
Giỏ hàng
Đặt hàng nhanh 093 266 84 98
HẠ CALCI HUYẾT LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

HẠ CALCI HUYẾT LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

Bệnh nhân bị hạ calci hay còn gọi là hạ calci huyết là tình trạng nồng độ calci trong máu có giá trị thấp hơn mức độ giới hạn cho phép. Nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời, hạ calci huyết có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

HẠ CALCI HUYẾT LÀ NHƯ THẾ NÀO ?

I. NGUYÊN NHÂN HẠ CALCI HUYẾT

  • Cung cấp không đủ calci cho cơ thể: Nếu lượng calci hàng ngày cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng hạ calci trong máu.Tình trạng này gặp ở những đối tượng có nhu cầu calci cao như trẻ em phát triển nhanh, phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. 
  • Suy tuyến cận giáp: Bệnh nhân bị suy tuyến cận giáp sẽ khiến lượng hormone PTH giảm khiến lượng calci trong máu suy giảm. Lượng photpho trong máu tăng lên có thể gây nên những triệu chứng mãn tính của hạ calci huyết.
  • Thiếu vitamin D: Cơ thể không được cung cấp đủ lượng vitamin D cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này. Ngoài ra, tác dụng phụ của các thuốc rifampicin, phenobarbital hoặc không tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa vitamin D dẫn đến lượng calci trong máu cũng bị ảnh hưởng.
  • Viêm tuỵ cấp: Khi bị viêm tụy cấp, các tổ chức tụy sẽ giải phóng ra nhiều sản phẩm khiến mỡ bị phân hủy, tạo ra các chelat với calci dẫn đến tính trạng hạ calci trong máu.
  • Thiếu hụt Magie: có thể gây thiếu hụt hormon cận giáp tương đối và kháng của cơ quan đích đối với PTH hoạt động, thông thường khi nồng độ magie trong huyết thanh< 1,0 mg/dL [< 0,5 mmol/L]; lượng magie đủ sẽ làm tăng nồng độ PTH và cải thiện sự bảo tồn calci của thận).

NGUYÊN NHÂN HẠ CALCI HUYẾT

II. TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU HẠ CALCI HUYẾT

Hạ calci huyết thường không có triệu chứng.

Sự hiện diện của suy tuyến cận giáp có thể được gợi ý bởi các biểu hiện lâm sàng của rối loạn cơ bản (ví dụ, tầm vóc thấp, tướng mặt tròn, thiểu năng trí tuệ, vôi hóa hạch nền trong bệnh cận giáp giả loại Ia; bệnh bạch biến với suy tuyến cận giáp tự miễn).

Các biểu hiện lâm sàng chính của hạ calci máu là do rối loạn điện thế của màng tế bào, dẫn đến kích thích thần kinh cơ.

TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU HẠ CALCI HUYẾT

1. BIỂU HIỆN THẦN KINH

Co cơ gồm lưng và chi là thường gặp.

  • Hạ calci huyết kéo dài có thể gây bệnh não nhẹ, lan tỏa và nên nghi ngờ ở bệnh nhân bị chứng sa sút trí tuệ, trầm cảm, hoặc rối loạn tâm thần không giải thích được.
  • Phù đĩa thị thỉnh thoảng xảy ra.
  • Hạ calci huyết nặng với calci huyết thanh < 7 mg/dL (< 1.75 mmol/L) có thể gây tăng phản xạ, tetani, co thắt thanh quản, hoặc co giật toàn bộ.

2. TETANI

Tetani là hậu quả đặc trưng của hạ calci máu nặng nhưng có thể là kết quả của việc giảm lượng calci ion hóa trong huyết thanh mà không bị hạ calci máu, ví dụ xuất hiện trong nhiễm kiềm nặng. Tetani được đặc trưng bởi những điều sau:

  • Các triệu chứng cảm giác bao gồm rối loạn cảm giác của môi, lưỡi, ngón tay và bàn chân
  • Co thắt cơ, có thể kéo dài và gây đau
  • Đau nhức cơ
  • Sự co của cơ mặt

Tetani có thể bộc lộ với các triệu chứng tự phát hoặc tiềm ẩn và đòi hỏi các kiểm tra kích thích. Tetany tiềm ẩn thường xảy ra khi nồng độ calci huyết thanh giảm: 7 đến 8 mg/dL (1,75 đến 2,20 mmol/L).

3. DẤU HIỆU CHVOSTEK VÀ TROUSSEAU CÓ THỂ DỄ DÀNG ĐƯỢC PHÁT HIỆN ĐỂ XÁC ĐỊNH TETANI TIỀM ẨN

Dấu Chvostek là co giật không chủ ý của các cơ mặt được bộc lộ bởi gõ nhẹ lên dây thần kinh mặt, phía trước của ống tai ngoài. Nó xuất hiện ≤ 10% người khỏe mạnh và ở hầu hết những người bị hạ calci máu cấp nhưng thường không có ở hạ calci máu mạn tính.

Dấu Trousseau là cơ cổ tay đột ngột do cách giảm lượng máu cung cấp cho tay bằng băng ép hoặc cuốn huyết áp bơm cao hơn 20mmHg so với HA tâm thu được áp dụng cho cánh tay trong 3 phút. Dấu hiệu Trousseau cũng xuất hiện ở nhiễm kiềm, hạ magie máu, hạ kali máu, tăng kali máu và khoảng 6% những người không có rối loạn điện giải.

4. CÁC BIỂU HIỆN KHÁC

Nhiều bất thường khác có thể xảy ra với chứng hạ calci huyết mạn tính, như da khô và vảy, móng dễ gãy, và tóc thô. Nhiễm Candida thỉnh thoảng xảy ra trong hạ kali máu nhưng thường xảy ra ở những bệnh nhân suy tuyến cận giáp vô căn. Đục thủy tinh thể đôi khi xảy ra với chứng hạ calci máu kéo dài và không thể đảo ngược bằng cách điều chỉnh lượng calci huyết thanh.

III. ĐIỀU TRỊ

  • Gluconate calci đường tĩnh mạch khi có cơn tetani
  • Calci đường uống trong suy tuyến cận giáp sau phẫu thuật
  • Calci đường uống và vitamin D đối với chứng hạ calci máu mạn tính

IV. PHÒNG NGỪA HẠ CALCI ĐƯỜNG HUYẾT

Một số biện pháp để phòng ngừa hạ calci huyết hiệu quả:

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý đáp ứng đủ lượng calci nạp vào cơ thể, bạn nên xin ý kiến tư vấn từ những chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.

PHÒNG NGỪA HẠ CALCI ĐƯỜNG HUYẾT

  • Thường xuyên tắm nắng vào buổi sáng cúng giúp cơ thể bổ sung vitamin D làm hạn chế tình trạng thiếu hụt calci trong máu.
  • Hạn chế những đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, đồ uống có cồn như bia rượu vì chúng làm giảm khả năng hấp thu calci trong cơ thể.
  • Bổ sung calci từ các chế phẩm bổ sung để phòng ngừa thiếu hụt calci. 

 

Đang cập nhật sản phẩm

Facebook Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa Zalo Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa 0972777359