Chào mừng bạn đến với Công Ty Dược Phẩm Thuận Hóa
time_header Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00
Giỏ hàng
Đặt hàng nhanh 093 266 84 98
SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH LÀ GÌ?  NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ?

SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH LÀ GÌ?  NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ?

Bệnh suy dinh dưỡng (SDD) cấp tính là tình trạng bệnh lý mà cơ thể không nhận đủ năng lượng và đạm theo nhu cầu do cung cấp thiếu hoặc do bệnh lý, gây tình trạng trẻ bị giảm cân nhanh (gầy mòn) hoặc bị phù. 

I. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍ

1. TRẺ MẮC BỆNH SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH VỪA CÓ CÁC BIỂU HIỆN SAU

Trẻ mắc bệnh dinh dưỡng cấp tính vừa sẽ dựa vào những biểu hiện sau để xác định tình trạng:

  • Chỉ tiêu nhân trắc
    • Chu vi vòng cánh tay: MUAC từ >115mm đến 125mm (Tiêu chuẩn chẩn đoán dựa vào MUAC chỉ áp dụng cho trẻ từ 6-59 tháng tuổi).
    • Hoặc Cân nặng theo chiều cao (chiều dài): CN/CC từ >-3SD đến -2SD
  • Các triệu chứng lâm sàng thường kín đáo, dễ bỏ sót.

2. TRẺ MẮC BỆNH SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH NẶNG CÓ CÁC BIỂU HIỆN SAU

Với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính nặng, bé sẽ có những biểu hiện như:

  • Các chỉ tiêu nhân trắc
    • Chu vi vòng cánh tay: MUAC ≤ 115mm.
    • Hoặc Cân nặng theo chiều cao (chiều dài): CN/CC ≤ -3SD.
  • Triệu chứng lâm sàng: tùy thuộc vào triệu chứng có thể gặp một trong các thể sau:

2.1. Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor)

  • Phù dinh dưỡng: Phù bắt đầu từ hai chi dưới, sau đó phù toàn thân. Phù đều hai bên, phù trắng mềm, ấn lõm. Phù dinh dưỡng được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh suy dinh dưỡng cấp tính có biến chứng. Cần phân biệt với phù do các nguyên nhân khác (tim, thận...).
  • Chu vi vòng cánh tay và cân nặng theo chiều cao có thể bình thường.
  • Hay gặp kèm theo rối loạn tiêu hóa, viêm phổi.
  • Rối loạn sắc tố da: trẻ xuất hiện những nốt đỏ ở bẹn, chi, mông và xung quanh hậu môn. Các nốt này tập trung thành mảng đỏ và thâm đen sau đó bong ra để lại lớp da non dễ bị nhiễm trùng làm da trẻ loang lổ.
  • Tình trạng suy dinh dưỡng còn biểu hiện ở các mô, tổ chức khác như: loãng xương do thiếu canxi, thiếu vitamin A, gan to do thoái hóa mỡ, tim suy do thiếu đạm.
  • Các triệu chứng cận lâm sàng: Huyết sắc tố giảm. Hematocrit giảm, Protein máu giảm, Pre-albumin máu giảm, Natri và Kali giảm. Đường máu giảm, Tỷ lệ Albumin/Globulin đảo ngược. Chỉ số White Head: acid amin không thiết yếu/acid amin thiết yếu tăng cao (bình thường 0,8-2).

2.2. Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus)

  • Trẻ mất hết lớp mỡ dưới da ở mặt, mông, cho nên trẻ gầy đét, mặt hốc hác, mắt trũng da khô nhăn nheo như cụ già.
  • Trẻ có triệu chứng thiếu vitamin A, D, K, B1, B12... nhưng nhẹ hơn.
  • Trẻ có thể mất cảm giác thèm ăn.
  • Các triệu chứng cận lâm sàng: Huyết sắc tố giảm, Hematocrit giảm, Protein máu giảm, Pre-albumin máu giảm, chỉ số đường máu và điện giải đồ thay đổi.
  • Suy dinh dưỡng thể phối hợp: Trẻ có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của cả hai thể trên.

II. HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH

1. PHÂN LOẠI CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH:

Dựa trên tình trạng lâm sàng và nhân trắc của trẻ mà có thể chọn phương pháp điều trị. Bao gồm:

  • Điều trị nội trú
  • Điều trị ngoại trú
  • Điều trị duy trì/dự phòng

Có sự kết nối, chuyển tuyến giữa các hợp phần điều trị tùy thuộc vào sự xuất hiện của các biến chứng cũng như mức độ của bệnh.

2. CÁCH THEO DÕI TÌNH TRẠNG SUY DINH DƯỠNG CẤP TÍNH

Việc tiếp nhận điều trị cũng là một cơ hội để trẻ có thể tiếp cận cách chăm sóc y tế thông thường khác như tiêm chủng, uống vitamin A, tẩy giun.

Bao gồm:

  • Kiểm tra cân nặng hàng tháng
  • Kiểm tra chiều dài/chiều cao 3 tháng một lần
  • Tuân thủ theo hướng dẫn về cung cấp chế phẩm dinh dưỡng điều trị.
  • Tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho người chăm sóc, đặc biệt là về thực hành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, phòng và điều trị các bệnh thường mắc (tiêu chảy, viêm đường hô hấp cấp), dinh dưỡng khi trẻ bệnh.
  • Hẹn khám lại hàng tháng để nhận chế phẩm dinh dưỡng điều trị và tư vấn dinh dưỡng
  • Tiếp tục sử dụng chế phẩm dinh dưỡng điều trị cho đến khi chỉ tiêu cân nặng/chiều cao của trẻ

3. PHÒNG NGỪA SUY DINH DƯỠNG

Cách tốt nhất để ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở cả trẻ em và người lớn là duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Dưới đây là các nhóm thực phẩm cần bổ sung nhiều trong chế độ ăn hàng ngày, bao gồm:

  • Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
  • Ăn nhiều tinh bột như bánh mì, cơm, khoai tây.
  • Sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa.
  • Ăn nhiều các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng và các loại đậu.
  • Sử dụng men tiêu hoá giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn.

III. TỔNG KẾT 

Vấn đề suy dinh dưỡng là mối quan tâm hàng đầu của bậc cha mẹ trong quá trình nuôi con. Tuy hiện nay tỷ lệ mắc bệnh suy dinh dưỡng ở nước ta đang giảm dần nhưng nếu không được quan tâm đúng mức, bệnh dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này, đặc biệt là đối với trẻ em.

 

Đang cập nhật sản phẩm

Facebook Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa Zalo Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa 0972777359