Chào mừng bạn đến với Công Ty Dược Phẩm Thuận Hóa
time_header Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00
Giỏ hàng
Đặt hàng nhanh 093 266 84 98
TĂNG CANXI HUYẾT LÀ GÌ? CÁCH KHẮC PHỤC

TĂNG CANXI HUYẾT LÀ GÌ? CÁCH KHẮC PHỤC

Tăng canxi huyết là nồng độ canxi huyết thanh > 10.4 mg/dL (> 2.60 mmol/L) hoặc canxi ion hóa huyết thanh > 5.2 mg/dL (> 1.30 mmol/L). Các nguyên nhân chính bao gồm cường tuyến cận giáp, ngộ độc vitamin D, và ung thư. Các đặc điểm lâm sàng bao gồm tiểu nhiều, táo bón, yếu cơ, rối loạn ý thức, hôn mê. Chẩn đoán là bằng cách định lượng nồng độ canxi ion hóa huyết thanh và nồng độ hormone cận giáp. Điều trị để tăng bài tiết canxi và làm giảm sự hủy xương canxi của xương bao gồm muối, sodium lợi tiểu và các thuốc như zoledronate.

TĂNG CANXI HUYẾT LÀ GÌ? CÁCH KHẮC PHỤC

1. NGUYÊN NHÂN GÂY TĂNG CANXI HUYẾT

Canxi có tác dụng củng cố độ bền chắc cho xương và răng, ngoài ra còn giúp cho cơ bắp được hoạt động hiệu quả hơn và là một chất không thể thiếu trong quá trình dẫn truyền thần kinh. Trong trường hợp lượng canxi trong máu không có đủ, tuyến cận giáp sẽ bắt đầu tiết ra một loại hormone với mục đích:

  • Kích thích hệ xương giải phóng thêm canxi vào máu;
  • Kích thích hệ tiêu hóa tăng cường khả năng hấp thu canxi;
  • Kích hoạt thận tạo ra nhiều vitamin D và hạn chế bài tiết ít canxi hơn. Vitamin D vốn có nhiệm vụ quan trọng trong việc giúp hấp thu canxi.

Hiện tượng tăng canxi huyết xảy ra khi lượng canxi có trong huyết thanh tăng cao hơn so với mức bình thường. Nồng độ canxi máu ở giới hạn bình thường là khoảng 2,1 - 2,6 mmol/L. Nếu nồng độ canxi lớn hơn mức này thì tức là người bệnh đang bị tăng canxi huyết. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ gây suy yếu xương, hình thành sỏi thận và ảnh hưởng tới hoạt động của não và tim.

2. TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU

Nếu chỉ tăng canxi ở mức độ nhẹ trong máu, bệnh nhân có thể không cảm nhận rõ rệt các triệu chứng đặc hiệu. Tuy nhiên nếu tăng nhiều thì tình trạng này sẽ gây nên một loạt các dấu hiệu bất thường ở những cơ quan khác nhau:

Xương và cơ bắp: do xương là bộ phận giải phóng canxi trong hầu hết các trường hợp tăng canxi huyết nên xương sẽ trở nên suy yếu, đau nhức và yếu cơ;

Hệ tiêu hóa: tăng canxi huyết có thể gây buồn nôn, nôn mửa, khó chịu ở dạ dày và táo bón;

  • Thận: do lượng canxi máu gia tăng nên thận sẽ phải làm việc vất vả hơn để lọc, gây nên hiện tượng mất nước và tiểu nhiều;
  • Tim mạch: bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, gặp một số vấn đề khác về tim mạch, thậm chí ngất xỉu;
  • Não bộ: nồng độ canxi trong máu tăng còn khiến cho người bệnh dễ bị mệt mỏi, lờ đờ, hay nhầm lẫn hoặc nghiêm trọng hơn là bị trầm cảm. 

3. CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TĂNG CANXI HUYẾT

 CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG TĂNG CANXI HUYẾT

Trong trường hợp bị tăng nhẹ canxi trong máu, bệnh nhân trước hết nên theo dõi tiến triển của bệnh thông qua các biểu hiện ở xương và thận theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra nếu bệnh nhân tăng canxi huyết ở mức trung bình và lưu ý khi tăng canxi huyết cao là một cấp cứu thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện sử dụng thuốc điều trị ví dụ như một số thuốc sau:

Bisphosphonate: được dùng theo đường tiêm tĩnh mạch trong điều trị loãng xương, công dụng là làm giảm nồng độ canxi và thường sử dụng khi điều trị chứng tăng canxi huyết ở bệnh nhân ung thư. Các tác dụng phụ không mong muốn của Bisphosphonate là gãy xương đùi hoặc hoại tử xương hàm;

Calcimimetics (Cinacalcet): một điểm khá đặc biệt ở loại thuốc này là có thể “sao chép” bắt chước theo canxi đang có trong máu, từ đó tuyến cận giáp tưởng lầm đó là canxi thật nên giải phóng hormone tuyến cận giáp, giúp điều tiết hoạt động của tuyến cận giáp;

Calcitonin: đây là loại thuốc chiết xuất từ hormone cá hồi, có tác dụng kiểm soát tốt nồng độ canxi trong máu nhưng có tác dụng phụ là khiến cho người bệnh bị buồn nôn nhẹ;

Prednisone: thuộc nhóm thuốc steroid, khá hiệu quả đối với những trường hợp bị tăng canxi huyết do sự gia tăng vitamin D;

Denosumab: dùng trong trường hợp bệnh nhân bị ung thư có triệu chứng tăng canxi huyết đã điều trị bằng Bisphosphonate nhưng không hiệu quả;

Thuốc lợi tiểu quai (furosemide) và dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch: thường áp dụng đối với những bệnh nhân có nồng độ canxi trong máu quá cao nên cần thực hiện cấp cứu để hạ mức canxi xuống một cách nhanh chóng, tránh các tổn thương xảy ra với hệ thần kinh và tim mạch.

4. TĂNG CANXI HUYẾT CÓ THỂ GÂY NÊN NHỮNG BIẾN CHỨNG GÌ?

Khi bị tăng canxi huyết cấp độ nặng, bệnh nhân có thể phải đối diện với những biến chứng sau:

  • Sỏi thận: khi trong nước tiểu có quá nhiều canxi sẽ hình thành các tinh thể đọng lại trong thận, lâu ngày sẽ hình thành nên sỏi thận có thể gây đau đớn cho bệnh nhân;
  • Suy thận: thận của người bệnh có thể bị hỏng nặng khi nồng độ canxi máu cao. Điều này dẫn đến việc bài tiết nước tiểu và khả năng làm sạch máu bị hạn chế rất  nhiều;
  • Loãng xương: canxi từ xương nếu vẫn cứ tiếp tục bị giải phóng vào máu,  bệnh nhân sẽ bị loãng xương, xương yếu dần và dễ gãy, cong cột sống và giảm chiều cao (còng lưng);
  • Rối loạn nhịp tim: khi bị tăng canxi huyết, xung điện điều hòa nhịp tim cũng bị ảnh hưởng khiến nhịp tim bất thường, tim đập không đều; 
  • Gặp vấn đề về hệ thần kinh: bệnh nhân gặp hiện tượng hay nhầm lẫn, mất trí nhớ hoặc hôn mê, nghiêm trọng nhất là tử vong.

TĂNG CANXI HUYẾT CÓ THỂ GÂY NÊN NHỮNG BIẾN CHỨNG GÌ?

Nhìn chung, tình trạng tăng/hạ canxi máu báo hiệu cơ thể đang gặp phải vấn đề bất thường nào đó nên bệnh nhân nếu có các triệu chứng lâm sàng của hiện tượng này cần đi khám ngay để được điều trị càng sớm càng tốt. Khi được chữa trị đúng cách, đúng thời điểm thì tỷ lệ biến chứng sẽ đỡ hơn rất nhiều. 

Cùng bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình ngay hôm nay!

Đọc thêm các bài viết bổ ích khác tại đây!

Đang cập nhật sản phẩm

Facebook Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa Zalo Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa 0972777359