Chào mừng bạn đến với Công Ty Dược Phẩm Thuận Hóa
time_header Thời gian làm việc: 7:30 - 17:00
Giỏ hàng
Đặt hàng nhanh 093 266 84 98
TRẺ 1 TUỔI BIẾNG ĂN - MẸ PHẢI LÀM SAO ?

TRẺ 1 TUỔI BIẾNG ĂN - MẸ PHẢI LÀM SAO ?

Trẻ 1 tuổi biếng ăn kéo dài khiến nhiều bố mẹ phiền lòng có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng như: suy dinh dưỡng, rối loạn tăng trưởng, chậm phát triển trí não, ảnh hưởng đến phát triển EQ… Vậy khi trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? 

1. Nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn

Biếng ăn là việc trẻ ăn ít hơn bình thường, ít hơn so với tháp dinh dưỡng độ tuổi, trẻ không chịu ăn, quấy khóc bỏ ăn. Tình trạng biếng ăn thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 1 – 6 tuổi, thời gian này cơ thể trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, tốc độ tăng trưởng giảm dần, lượng thức ăn cần thiết cũng thay đổi theo.

Trẻ 1 tuổi biếng ăn là tình trạng trẻ 1 tuổi không ăn hoặc ăn ít hơn khẩu phần tương ứng với độ tuổi. Có 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn gồm vấn đề sinh lý, vấn đề bệnh lý, thói quen xấu hàng ngày và nguyên nhân khác.

Nguyên nhân trẻ 1 tuổi biếng ăn

1.1 Biếng ăn sinh lý ở trẻ 1 tuổi

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 1 tuổi diễn ra khi trong cơ thể trẻ xuất hiện sự biến đổi sinh lý để trẻ thích nghi với môi trường. Trẻ 1 tuổi biếng ăn sinh lý do những nguyên nhân sau:

Trẻ thay đổi chế độ ăn

Thức ăn của trẻ 1 tuổi bắt đầu chuyển từ thức ăn dạng lỏng như súp, cháo sang thức ăn dạng đặc và cứng hơn. Bố mẹ đột ngột thay đổi chế độ ăn có thể khiến trẻ chưa kịp thích ứng, từ đó khiến trẻ bị biếng ăn. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở giai đoạn này cũng giảm xuống do cơ chế sinh học. Vì vậy trẻ không cần bổ sung nhiều loại dinh dưỡng và thức ăn như trước đó.

Trẻ thay đổi sinh lý

Trẻ 1 tuổi biếng ăn là biểu hiện bình thường trong giai đoạn thay đổi sinh lý. Từ khi trẻ chào đời đến khi 1 tuổi, trẻ cần tập lẫy, tập ngồi, tập bò, tập đi, học nói, mọc răng,… Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ có xu hướng ăn ít hơn.

Trẻ thiếu dinh dưỡng từ giai đoạn thai nhi

Nếu người mẹ thường xuyên bị thiếu chất trong giai đoạn mang thai, thì thai nhi cũng có khả năng bị thiếu dinh dưỡng, lâu dài dẫn tới biếng ăn. Trong trường hợp này, trẻ thường biếng ăn, lười bú ngay từ khi chào đời.

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng hoàn toàn bình thường, xảy ra với hầu hết trẻ nhỏ và có thể tự hết. Trẻ cần thời gian để thích nghi với những thay đổi về sinh lý trong quá trình phát triển. Vì vậy, bố mẹ không cần lo lắng khi trẻ 1 tuổi biếng ăn sinh lý.

1.2 Biếng ăn bệnh lý

Ngoài biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý cũng là một nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Biếng ăn bệnh lý là hiện tượng bé 1 tuổi biếng ăn do tác động của bệnh lý. Nếu trẻ đột nhiên chán ăn, bỏ bữa, thường xuyên tỏ ra khó chịu và quấy khóc thì không thể loại bỏ khả năng trẻ đang bị bệnh. Trẻ dễ biếng ăn khi bị một số bệnh như:

Bệnh ở hệ tiêu hóa

Những căn bệnh như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón, nôn, đầy bụng,… là tác nhân khiến bé 1 tuổi biếng ăn. Những bệnh lý này làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn.

Bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn

Khi trẻ mắc bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm ruột, viêm dạ dày,… cơ thể thường xuyên cảm thấy mỏi mệt, đau đớn, mất nước và chất dinh dưỡng. Vì vậy bé 1 tuổi lười ăn, thường từ chối ăn.

Bệnh liên quan đến miệng

Bên cạnh những bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm khuẩn và hệ tiêu hóa, những bệnh lý gây ảnh hưởng đến quá trình nhai nuốt như viêm amidan, viêm tuyến nước bọt, áp xe lợi, loét miệng, nấm lưỡi,… cũng có thể là tác nhân gây biếng ăn ở trẻ 1 tuổi. Vì khả năng nhai nuốt bị ảnh hưởng nên bé 1 tuổi lười ăn, bỏ ăn.

Khác với biếng ăn sinh lý có thể tự khỏi, biếng ăn sinh lý chỉ chấm dứt khi trẻ khỏi bệnh. Bố mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, kịp thời nhận biết dấu hiệu của bệnh biếng ăn ở trẻ 1 tuổi để điều trị dứt điểm. Khẩu vị và cảm giác đói, thèm ăn sẽ dần dần hồi phục trong quá trình điều trị và quay trở lại bình thường.

1.3 Trẻ đang mọc răng sữa

Trẻ bắt đầu vào thời kỳ mọc răng khi lên 1 tuổi thường cảm thấy đau nhức, khó chịu ở khoang miệng, quá trình nhai nuốt bị cản trở và có thể kèm theo sốt nhẹ. Việc này khiến cho bé 1 tuổi lười ăn hoặc không muốn ăn. Những thông tin chi tiết hơn về vấn đề này sẽ được đề cập chi tiết hơn trong chủ đề “Biếng ăn do mọc răng”, bố mẹ có thể tham khảo thêm qua bài viết này.

Khi những tổn thương khác như nhiệt miệng, loét miệng xuất hiện trong miệng cũng có thể làm bé 1 tuổi lười ăn. Do đó, bố mẹ hãy chú ý theo dõi và hướng dẫn trẻ vệ sinh khoang miệng đúng cách để trẻ phục hồi nhanh hơn.

1.4. Thực đơn của trẻ nhàm chán, không hợp khẩu vị

Thực đơn hằng ngày quá nhàm chán, không hợp với khẩu vị của trẻ cũng là một nguyên nhân được nhiều bác sĩ đề cập khi bố mẹ thắc mắc tại sao bé 1 tuổi biếng ăn. Tương tự với người lớn, trẻ nhỏ không có hứng thú với những món ăn không hợp khẩu vị hoặc phải ăn lặp đi lặp lại một thực đơn.

Do trẻ chưa thể nói chuyện thành thạo nên trẻ có thể biểu hiện thông qua thái độ thờ ơ trong bữa ăn. Bố mẹ nên tích cực thay đổi thực đơn hằng ngày của trẻ, khuyến khích trẻ thử nhiều món ăn mới để kích thích sự thèm ăn của trẻ.

1.5. Bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều bữa phụ

Không ít trường hợp bố mẹ mong muốn trẻ phát triển cao lớn và tăng cân nhanh mà bổ sung thêm nhiều bữa phụ cho trẻ. Phương pháp này có thể phản tác dụng, không chỉ khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn, mà còn tạo thói quen ăn uống không tốt cho trẻ.

2. Bé 1 tuổi biếng ăn có biểu hiện gì?

Trẻ chống đối khi ăn uống, có hành vi quấy khóc, tỏ thái độ không muốn ăn.

Trẻ ăn quá lâu, mất hơn 30 phút để hoàn thành bữa ăn.

Trẻ ngậm đồ ăn trong miệng, không chịu nhai nuốt hoặc hay nhè đồ ăn ra ngoài.

Trẻ không tăng cân hoặc cân nặng tăng không đáng kể 3 tháng liên tiếp.

3. Cách khắc phục trẻ 1 tuổi biếng ăn

3.1 Chia nhỏ bữa ăn

Nếu trẻ ăn được lượng thức ăn nhỏ mà đã thấy no, không ăn nữa, cha mẹ hãy chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày. Như vậy, mỗi bữa trẻ ăn ít nhưng gộp lại vẫn cung cấp đủ lượng thức ăn cần thiết trong ngày. Tuyệt đối không ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Khi đó sẽ tạo nỗi ám ảnh cho trẻ về bữa ăn, trẻ sẽ tìm cách trốn để không phải ăn nữa.

Lưu ý: thời gian giữa các bữa ăn khoảng 4 – 5 tiếng để trẻ có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn. Tránh xây dựng các bữa ăn quá gần nhau, bé không cảm thấy đói, sẽ tránh ăn. Cùng với đó, không nên cho trẻ ăn vặt nhiều trong các bữa phụ, tạo thói quen xấu cho bé.

3.2 Lên thực đơn hàng ngày khoa học, đa dạng và hấp dẫn

Ăn đi ăn lại một món ăn cố định chắc chắn khiến trẻ cảm thấy nhàm chán và biếng ăn. Bố mẹ nên linh hoạt trong việc xây dựng thực đơn, lựa chọn nguyên liệu và cách chế biến đa dạng để giúp trẻ 1 tuổi biếng ăn ăn ngon miệng hơn. Ví dụ khi trẻ 1 tuổi chán ăn cháo do bị ốm, bố mẹ có thể đổi sang món khác dễ ăn hơn như các loại súp.

3.3 Xay nhỏ thức ăn

Nếu trẻ 1 tuổi chưa quen ngay với loại thức ăn cứng hơn, bạn hãy xay nhỏ thức ăn để trẻ làm quen dần. Nếu trẻ biếng ăn do mọc răng, đau họng, việc xay nhỏ thức ăn, sử dụng thức ăn loãng giúp trẻ đỡ đau hơn, không làm ảnh  hưởng đến khẩu vị.

3.4 Mẹ nên hạn chế cho con ăn vặt

Một số trường hợp trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ uống sữa, ăn bánh và các loại đồ ăn vặt khác. Những món ăn vặt như sữa, bánh, kẹo,… không những nghèo nàn chất dinh dưỡng, mà còn gây hại cho sức khỏe. Chúng chứa lượng đường cao, gây tăng đường huyết trong máu và tăng cảm giác no bụng giả trong khi trẻ thực chất bị thiếu dinh dưỡng.

Bố mẹ nên thay thế đồ ăn vặt bằng thực phẩm giàu dinh dưỡng khác. Số lượng bữa phụ của trẻ 1 tuổi biếng ăn chỉ nên dừng ở con số 1 và tốt nhất là ăn sau bữa chính.

3.5 Đưa con đến gặp bác sĩ

Đôi khi bé 1 tuổi tự nhiên biếng ăn có thể là biểu hiện của bệnh lý nghiêm trọng hơn. Bố mẹ nên quan sát kỹ biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ xuất hiện bất kỳ một trong những triệu chứng sau:

  • Bị đau bụng sau khi ăn uống;
  • Cơ thể mệt, đuối sức, cảm giác không có năng lượng;
  • Cân nặng tăng ít hoặc không tăng, thậm chí bị sút cân;
  • Trớ nhiều, ho, khó thở, mặt sưng, cơ thể phát ban.

Đưa con đến gặp bác sĩ

3.6 Sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ tiêu hoá

Neopeptine như một chất xúc tác giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Không chỉ người lớn sử dụng được Neopeptine, mà trẻ con cũng cần dùng đến thuốc này. Do hệ tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện, dễ gặp các vấn đề liên quan đến đến tiêu hóa, hoặc men tiêu hóa bị tiết ra với hàm lượng không đủ, làm thức ăn kém tiêu. Vì vậy, trẻ cần được bổ sung Alpha amylase có trong Neopeptine. Khi đó, trẻ sẽ tránh được các vấn đề liên quan đến đường ruột như: nôn ói, biếng ăn, thậm chí có thể suy dinh dưỡng.

Đối với trẻ sơ sinh khi sử dụng Neopeptine là nỗi băn khoăn của nhiều bà mẹ. Thực tế, chưa có nghiên cứu chính xác nào nói về những bất cập cũng như lợi ích của thuốc Neopeptine đối với trẻ sơ sinh.

Sản phẩm Neopeptine dạng nhỏ giọt giúp cho việc lấy liều chính xác khi sử dụng cho trẻ, phù hợp với cả trẻ sơ sinh.

Trẻ dưới 2 tuổi: Sử dụng liều 0,5ml (khoảng 12 giọt) mỗi ngày. Uống một lần hoặc chia làm hai lần, theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Đang cập nhật sản phẩm

Facebook Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa Zalo Công ty TNHH ™ Dược Phẩm Thuận Hóa 0972777359